Lăng Gia Long không chỉ là chốn an nghỉ của vị hoàng đế vĩ đại đã sáng lập ra triều Nguyễn, mà nơi đây còn là minh chứng cho tình cảm sắc son và câu chuyện tình yêu trường tỗn vĩnh cửu của nhà vua giành cho hoàng hậu. Lăng Gia Long còn được xứng danh là khu lăng mô đẹp nhất được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Mời quý đọc giả cùng Đá Mỹ Nghệ Ninh Bình tìm hiểu thêm về công trình trên.
Mục lục
Lăng Gia Long ở đâu ?
Đường cỏ lâu rụng rơi trên đường,
Cành đào lưng gió rũ trong sương.
Nghe đâu cây lá xưa đổi mới,
Làng lân, dậu đình, vẫn còn vương
(Trích bài thơ Lăng Gia Long – Hồ Xuân Hương)
Lăng mộ đá đẹp hoàng đế Gia Long hay còn được gọi với tên gọi khác là Thiên Thọ Lăng, bao gồm nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến, được xây dựng trong 6 năm. bắt đầu từ khoảng thời gian bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu (chính phi của Vua Gia Long) qua đời vào ngày 21-2-1814. Vua Gia Long đã sai các quan trong Khâm Thiên Giám đi chọn đất để mai táng cho vợ mình. Về sau, nơi đó phát triển thành một khu lăng mộ rộng lớn với chu vi lên đến 11.234,40m.
Lăng Gia Long nằm ẩn mình giữa núi rừng hoang sơ thuộc địa phận xã Hương Long, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lăng Gia Long có vị trí khá thuận tiện, chỉ cách trung tâm Huế khoảng 7km, và có thể dễ dàng tiếp cận bằng xe bus, xe máy hoặc ô tô.
Hướng đi đến Lăng Gia Long
Trước đây, du khách muốn đến lăng Gia Long chỉ có thể đi bằng đường thủy. Họ phải dùng đò hoặc thuyền, xuôi dòng sông Hương, đi qua chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén để đến lăng tẩm. Tuy nhiên, hiện nay có hai cách để đến đây:
- Cách thứ nhất là đi qua cầu phao bắc ngang sông Tả Trạch do người dân địa phương xây dựng.
- Cách thứ hai là đi theo đường lớn, qua cầu Tuần, đến lăng Minh Mạng và cầu Hữu Trạch, sau đó tiếp tục qua cầu để đến nơi.
Vua Gia Long và câu chuyện tình yêu vĩnh cửu với Thừa Thiên Cao hoàng hậu
Vua Gia Long, sinh năm 1762, tên thật là Nguyễn Phúc Ánh. Ông là người sáng lập triều đại Nguyễn, triều đại cuối cùng của phong kiến Việt Nam. Gia Long lên ngôi vào năm 1802 và trị vì đất nước đến năm 1820. Ông nổi tiếng với tài võ công mạnh mẽ. Ít ai biết rằng Gia Long còn có trái tim nhân ái và mối tình sâu sắc với Hoàng hậu Thừa Thiên Cao.
Thừa Thiên Cao hoàng hậu, tên thật là Tống Thị Lan, là con gái của Ngoại tả Chưởng dinh Tống Phước Khuông. Bà có vẻ đẹp tuyệt mỹ và dáng vẻ nhẹ nhàng. Bà nổi tiếng với phẩm chất lễ nghĩa và tinh thần lịch sự. Từ năm 18 tuổi, bà bước vào cung điện và trở thành Nguyên phi. Bà đồng hành thân thiết cùng vua Gia Long qua nhiều gian khổ và thử thách của triều đại.
Nghĩa tình son sắc vợ chồng giữa hai người khiến nhiều người phải cảm động. Trước và sau khi hoàng hậu qua đời, nhà vua đều một lòng một dạ chung thủy. Năm 1814, vì lòng thương tiếc, vua quyết định xây dựng lăng mộ theo phong tục triều đình xưa. Ông muốn họ sẽ được an táng cạnh nhau sau khi qua đời. Chính tình yêu vĩnh cửu của đôi uyên ương này là lý do lăng Gia Long trở thành khu lăng mộ đẹp, độc đáo và khác biệt so với những khu lăng mộ khác.
Kiến trúc lăng Gia Long và điểm tham quan nổi bật
Kiến trúc của lăng Gia Long
Kiến trúc của lăng Gia Long là một tác phẩm nghệ thuật vô cùng đặc sắc. Toàn bộ khu lăng mộ rộng hơn 28km là một quần thể với 42 đồi búi lớn nhỏ bao quanh, trong đó nổi bật nhất là ngọn núi Đại Thiên Thọ. Lăng tẩm của nhà vua nằm trên một quả đồi bằng phẳng, rộng lớn. Phía trước là ngọn Đại Thiên Thọ án ngữ, phía sau là 7 ngọn núi là hâu chẩm. Hai bên trái, phải mỗi bên có 14 ngọn núi được mệnh danh là “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”.
Những địa điểm tham quan nổi bật
Khu lăng mộ – Bửu thành
Tại trung tâm của quần thể lăng mộ, hai ngôi mộ song táng của vua Gia Long và hoàng hậu Thừa Thiên Cao nằm trên đồi Chính Trung, mang một sự đơn giản và thanh nhã đặc trưng. Hai ngôi mộ đá có kích thước như nhau, chỉ cách nhau một gang tay, không có trang trí hoa văn phức tạp, không sơn son thếp vàng, mà vẫn giữ được vẻ đẹp thanh mảnh và vững bền theo thời gian.
Điểm đặc biệt nổi bật của lăng mộ là việc từ phía sau nhìn về phía phần nóc của hai ngôi mộ, bạn sẽ nhìn thấy đỉnh Đại Thiên Thọ chính giữa, đúng đắn đến từng chi tiết, “không sai một li”. Điều này làm cho lăng mộ của vua Gia Long trở thành một tuyệt phẩm kiến trúc phong thủy độc đáo, không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trong lịch sử kiến trúc Việt Nam.
Bên ngoài song mộ là hệ thống Bửu thành, một tường thành vững chắc. Cánh cổng bằng đồng của Bửu thành là nơi dẫn lối vào nơi an nghỉ của vua và hoàng hậu. Mỗi năm, cánh cổng này chỉ được mở vào các dịp lễ Tết, ngày giỗ… để tiến hành việc dọn dẹp, bảo trì và cải tạo.
Bi Đình – Nhà bia ghi công trạng
Đây là công trình quen thuộc xuất hiện hầu hết ở các lăng tẩm vua chúa nhà Nguyễn. Bên trong Bi Đình là tấm bia “Thánh Đức thần công” được vua Minh mạng dựng lên nhằm ca ngợi, nhớ vua cha( vị hoàng đế đầu tiên của triều Nguyễn). Tấm bia được chạm khắc hoa văn cực kỳ tinh xảo, trải qua gần 200 năm nhưng các chữ khắc trên tấm bia vẫn cực kỳ rõ nét.
Điện Minh Thành – nơi thờ vua và Thừa Thiên Cao hoàng hậu
Điện Minh Thành nằm bên phải khu lăng mộ đá. Đây là nơi thờ cúng và thắp hương Hoàng đế và Hoàng hậu. Điện Minh Thành được xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ điển Trung Quốc, với các cột và trụ được chạm khắc tinh xảo và các bức tượng và hình ảnh lịch sử được khắc trên đá.
Hy vọng bài viết về công trình kiến trúc lăng Gia Long phía trên sẽ giúp quý đọc giả có cái nhìn đa chiều và có những cảm nhận sâu sắc hơn về di sản văn hóa Việt Nam độc đáo này.
Đá Mỹ Nghệ Ninh Bình (tên gọi khác: Đá Mỹ Nghệ Thiên Trường) – Là một trong những cơ sở có thâm niên tại làng đá mỹ nghệ Ninh Vân Ninh Bình. Sản phẩm đá mỹ nghệ của chúng tôi đã có mặt trên toàn quốc. Đáp ứng nhu cầu của những vị khách khó tính nhất, vận chuyển 64 tỉnh thành.
Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm chúng tôi hãy 0916 965 764 để được tư vấn hiểu rõ hơn về sản phẩm.