insert-headers-and-footers
domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init
action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/ubootwaffe/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114woocommerce
domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init
action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/ubootwaffe/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114wordpress-seo
domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init
action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/ubootwaffe/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114Quang Trung – Nguyễn Huệ là vị vua tài năng, người anh hùng vĩ đại của dân tộc. Không chỉ là người tướng giỏi lãnh đạo nhân dân chiến thắng quân Xiêm và Mãn Thanh, ông còn là vị vua nhân ái thương dân như con. Có thể nói những chiến tích và công lao của Quang Trung không thể kể xiết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về tiểu sử Quang Trung.
Theo Đại Nam thực lục và Việt Nam sử lược ghi lại thì Quang Trung (Nguyễn Huệ) là con của Hồ Phi Phúc – quê ở thôn Tây Sơn, huyện Phù Lỳ thuộc phủ Quy Nhơn (tỉnh Bình Định ngày nay). Ông sinh năm 1753 dưới thời vua Lê Hiển Tông. Ngoài được biết đến với cái tên Nguyễn Huệ thì ông còn có những cái tên khác như Quang Bình, Văn Huệ hay Hồ Thơm. Nguyễn Huệ được miêu tả “tóc xoăn, da sần, mắt như chớp sáng, tiếng nói sang sảng như tiếng chuông, nhanh nhẹn, khỏe mạnh và can đảm” (theo Quang Trung anh hùng dân tộc). Mà đặc điểm nổi bật hơn cả đó chính là đôi mắt ông, “đôi mắt mà khi không có đèn thì ánh sáng từ đôi mắt soi sáng cả chiếu”.
Quang Trung với tài năng dùng binh hơn người
Quang Trung cùng với các anh em của mình là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ được cha gửi gắm nhà thầy Trương Văn Hiến đọc sách, luyện võ tiếp thu tri thức quý giá để rèn luyện bản thân. Cả ba anh em đều thông minh, sáng dạ nên được gọi là Tây Sơn tam kiệt. Đặc biệt họ cũng là những người đã phát triển môn võ Tây Sơn Bình Định. Nhận thấy được tài năng của anh em nhà Nguyễn, đặc biệt là Nguyễn Huệ nên Trương Văn Hiến đã khuyên anh em họ đứng dậy khởi nghĩa, xây dựng đại nghiệp. Câu sấm “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công” tương truyền chính là của Trương Văn Hiến nói ra khi nhận thấy được tiềm năng của chàng trai trẻ Quang Trung thuở đó.
Lịch sử vua Quang Trung phải kể đến khi cuộc nội chiến giữa Đàng Trong – Đàng Ngoài bùng nổ. Sau khi cuộc tranh quyền giữa vua Lê – Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn đất nước bị chia cắt, nhân dân khốn khổ thì 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã quyết định đứng lên khởi nghĩa.
Năm 1771, ba anh em Tây Sơn bắt đầu xây dựng căn cứ, chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Nguyễn Huệ (Quang Trung) đã hỗ trợ anh của mình là Nguyễn Nhạc trong việc củng cố tiềm năng kinh tế cũng như huấn luyện quân sự. Nhờ bản lĩnh và tài năng cùng với sự trợ giúp của Giáo hiến, Quang Trung đã nhanh chóng xây dựng và tạo được lực lượng vững.
Quang Trung xây dựng lực lượng chiến đấu
Với danh tiếng càng ngày càng lớn mà binh sĩ khắp nơi hội tụ, lực lượng càng trở nên vững chắc hơn bao giờ hết. Những vị thủ lĩnh đầu tiên có thể kể đến như phú hào Nguyễn Thung, đô đốc Bùi Thị Xuân, danh tướng Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, quan văn Trương Mỹ Ngọc, Võ Xuân Hoài, Võ Đình Tú,… Năm 1773, quân Tây sơn đánh bại quân Chúa Nguyễn và Tiết chế, phần lớn Nam Trung Bộ được kiểm soát. Chỉ trong vòng 7 tháng Quang Trung đã hoàn toàn tiêu diệt hai chúa Nguyễn. Năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế. Nguyễn Ánh dưới sự giúp đỡ của quân Pháp, Bồ Đào Nha được tôn lên làm Chúa. Tuy vậy, Nguyễn Huệ đã cho quân dẹp loạn, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm.
Sau khi làm chủ Đàng Trong, quân Tây Sơn kéo ra Đàng Ngoài. Nguyễn Huệ nhanh chóng tiến đánh thành Thăng Long lần thứ nhất. Chúa Trịnh hoang mang khi không thể điều khiển quân lính tại Thanh Hóa-Nghệ An. Cuối cùng, Trịnh Khải tự sát khi bị đoàn quân Nguyễn Huệ đánh bại. Tuy nhiên, lúc ấy Nguyễn Nhạc lại không muốn tấn công Đàng Ngoài và sợ rằng đội quân Nguyễn Huệ ngày càng lớn mạnh. Theo như ghi chép trong cuốn sách Việt Nam sử lược thì Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đã có mâu thuẫn với nhau được xem là đỉnh điểm. Chớp thời cơ nội bộ mâu thuẫn Nguyễn Ánh đã chiếm lại thành Gia Định. Trước tình thế đó, Nguyễn Huệ quyết định xử lý phía Bắc nhằm dẹp vua Lê Chiêu Thống cũng như Nguyễn Hữu Chỉnh. Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi vua do Nguyễn Nhạc sức khỏe suy yếu. Từ đây đất nước thống nhất.
Để chiến đấu với quân Thanh xâm lược, ngày 26/12/1788 Quang Trung quyết định tuyển quân ở Nghệ An. Ông cho thi hành chính sách “cưỡng bách tòng quân”, cứ 3 suất đinh thì lấy 1 người tham gia lính. Nhờ đó quân đội ngày càng đông đảo lên đến 10 vạn quân, chia thành 5 đạo. Nhằm khích lệ tinh thần binh sĩ, vua Quang Trung tổ chức duyệt binh tiến quân ra Bắc Hà.
Với tốc độ như vũ bảo chỉ mất 1 ngày đội quân đã di chuyển từ Thanh Hóa ra Ninh Bình. Kế hoạch tiêu diệt quân Thanh sẽ diễn ra vào ngày mồng 7 và ăn tết tại thành Thăng Long. Đúng như lời đã nói, với việc chia thành 5 đạo quân đánh các tuyến phòng thủ mà quân Thanh tan tác. Xác binh lính của quân Thanh có thể chất đầy thành 13 gò lớn và có đa mọc lên. Chính vì thế mà sau này được gọi là Gò Đống Đa.
Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống đã phải bỏ chạy qua biên giới, quân Tây Sơn quyết định đuổi theo và rao lên sẽ sang tận biên giới để bắt bọn họ. Chỉ trong 6 ngày, sớm hơn so với dự kiến, Quang Trung đã đánh tan quân Thanh và giữ lời hứa ăn tết tại Thăng Long. Vào trưa ngày mùng 5 tết, dưới sự chào mừng của người dân, vua Quang Trung tiến vào kinh thành Thăng Long.
Quân Thanh bại trận dưới tay Quang Trung
Xuất thân từ nông dân nên vua Quang Trung vô cùng thấu hiểu những nỗi khổ mà nhân dân đã trải qua. Vị vậy ông đã tiến hành các chính sách cai trị đất nước ôn hòa, hợp với lòng dân.
Quang Trung cho xây dựng đất nước theo chủ trương người tài là “nguyên khí của quốc gia”. Vì vậy các chính sách trọng dụng người tài rất được coi trọng, kể cả những người đã từng phục vụ dưới thời nhà Lê. Đồng thời, ông cũng tiến hành xóa bỏ các hình thức thi cử sáo rỗng cũng đã cho thấy tầm nhìn của vị vua anh tài này. Chữ Nôm cũng được Quang Trung chủ trương sử dụng và khuyến khích người dân học theo.
Không chỉ vậy là một người có am hiểu và tầm nhìn xa trông rộng vua Quang Trung còn thúc đẩy thương nghiệp phát triển mạnh mẽ. Với vua Quang Trung chỉ có một mong muốn duy nhất đó là trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ổn định.
Từ những điều trên có thể thấy vua Quang Trung là người có bộ óc nhìn xa trông rộng. Đặc biệt trong quan hệ với Trung Quốc ông đã thực hiện nhiều biện pháp ngoại giao không ngoan để tránh xảy ra chiến tranh với phương Bắc nữa.
Vị vua anh tài Quang Trung
Năm 1792, vua Quang Trung qua đời đột ngột. Sự ra đi của ông đến ngày nay vẫn là một bí ẩn không thể giải thích. Sau sự ra đi của ông thì 10 năm sau nhà Tây Sơn cũng suy lụi. Nguyễn Ánh lúc này vẫn còn ghi hận cho người đào lại hài cốt của Quang Trung và đem làm thuốc súng. Đây có thể xem là sự tàn ác vô độ của những kẻ hoàng tộc.
Trên đây là bài viết về tiểu sử Quang Trung cũng như những chiến tích, công lao mà ông đã đem lại cho dân tộc ta. Dù lịch sử đã đi qua nhưng những điều tốt đẹp về vị vua Quang Trung đã làm cho đất nước mãi còn đó theo năm tháng. Hy vọng các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về tiểu sử vua Quang Trung.
Màu sắc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, ảnh hưởng…
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, sơn đã trở thành một phần không thể…
Sơn công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, từ…
Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của…
Máy dò kim loại đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong nhiều…
Phong trào Cần Vương là phong trào kháng Pháp lớn nhất trong giai đoạn cuối…