Tiểu sử vua Trần Anh Tông (Trần Thuyên)

Vua Trần Anh Tông là một trong những vị vua tốt của triều đại nhà Trần, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bình thiên hạ, mở rộng lãnh thổ và truyền bá đạo Phật. Dưới thời vua Anh Tông, nhân dân có cuộc sống bình yên, sung túc.

1. Thân thế

Vua Trần Anh Tông tên húy là Trần Thuyên, con trưởng của vua Trần Nhân Tông và mẹ Khâm Từ Bảo Khánh hoàng thái hậu. Ông sinh vào ngày 17 tháng 9 năm Bính Tý. Khi chào đời, phụ thân của ông là Trần Nhân Tông vẫn còn là Hoàng thái tử. Vì thế, Trần Thuyên được ông nội lập làm Hoàng thái tôn.

Trần Thuyên lên ngôi Hoàng thái tử vào năm 16 tuổi

Khi Thượng hoàng Thái Tông qua đời, vua Trần Thánh Tông truyền ngôi cho con là Thái tử Trần Khâm, tức vua Trần Nhân Tông. Sau đó đến năm 1292, vua Trần Nhân Tông mới phong Trần Thuyên – năm ấy tròn 16 tuổi làm Hoàng thái tử.

2. Lên ngôi hoàng đế

Năm 1293, sau 2 lần đánh thắng quân Nguyên – Mông xâm lược, vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho Thái tử Thuyên, tức Hoàng đế Trần Anh Tông.

Vua Trần Anh Tông từng suýt mất ngôi báu vì nghiện rượu

Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư có ghi chép, ban đầu vua Trần Anh Tông là người sống khá buông thả, đam mê rượu chè. Tuy nhiên sau khi Thượng hoàng Trần Nhân Tông nghiêm khắc răn dạy đã tu sửa mình, trở thành một hoàng đế anh minh sáng suốt của triều đại nhà Trần.

3. Cai trị đất nước

Dưới thời vua Trần Anh Tông, quốc gia thịnh vượng. Kể từ khi ngồi vào ngai vàng, ông đã có ý thức chấp hành kỷ cương, nề nếp hoàng triều một cách nghiêm túc. Nhà vua ban chiếu cấm phạm húy tên của 8 vua nhà Lý và các tổ phụ nhà Trần. Chính ông cũng là người bãi bỏ tục xăm hình rồng vào đùi của các vua Đại Việt.

Vua Trần Anh Tông là người chú trọng đến việc chiêu hiền đãi sĩ, cẩn thận trong việc dùng người. Dưới triều đại của mình, nhà vua trọng dụng những văn thần tài ba như Bùi Mộc Đạc, Trương Hán Siêu, Trần Thì Kiến, Đoàn Nhữ Hài và nhiều vị tướng lĩnh tài ba như Trần Nhật Duật, Trần Quốc Chẩn, Phạm Ngũ Lão. Năm 1034, nhà vua còn mở khoa thi Thái học sinh để tìm hiền tài ra giúp nước.

Cũng như cha mình và các tiên đế, nhà vua là một Phật tử mộ đạo, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của trường phái Trúc Lâm Yên Tử. Ông khuyến khích các thiền sư phái Trúc Lâm thuyết pháp ở nhiều nơi. Đặc biệt, ông còn vận động hoàng gia cúng dường tiền của, vật liệu cho việc xây chùa, tháp. Nhà vua cũng là một người thích làm thơ, hiện vẫn còn 12 bài thơ chép trong Việt âm thi tập.

Vào thời vua Anh Tông, quân Nguyên vẫn không ngừng “nhòm ngó” Đại Việt. Nhà vua chủ trương mềm dẻo với ngoại bang nhưng cũng rất kiên quyết không để chúng xâm lược đất nước. Đặc biệt, nhà vua còn học hỏi kinh nghiệm chống giặc phương Bắc từ Trần Quốc Tuấn, lấy làm kim chỉ nam cho mình.

Thời vua Trần Anh Tông, lãnh thổ đất nước mở rộng, nhân dân hạnh phúc yên vui

Trong thời gian vua Trần Anh Tông tại vị, quân Ai Lao ở phía Tây “năm lần bảy lượt” xâm lấn lãnh thổ nước ta. Vua cha Trần Nhân Tông phải thân chinh đi đẹp loạn. Về sau, ngoại bang lại tiếp tục xâm chiếm, vua đã điều quân đi đối phó và ra lệnh tướng tài Phạm Ngũ Lão dẫn binh đánh bại quân xâm lược.

Bên cạnh đó, vua Trần Anh Tông còn ngăn chặn sự lấn chiếm của người Nguyên ở biên giới phía Bắc. Ở phương Nam, ông cho công chúa Huyền Trân kết duyên cùng vua Chiêm Thành để mở rộng lãnh thổ Đại Việt. Khi vua Chiêm Thành qua đời, nhà vua cho cứu công chúa Huyền Trân về và điều quân đi chinh phạt thành công Chiêm Thành. Nhờ sự linh hoạt và khôn khéo trong việc đối ngoại, đất nước ta thời vua Anh Tông được yên ấm, nhân dân có cuộc sống an vui.

4. Gia quyến

Năm 1314, vua Trần Anh Tông nhường ngôi cho con là Thái tử Trần Mạnh, lui về làm Thái thượng hoàng, hỗ trợ Trần Mạnh (vua Trần Minh Tông) cai quản đất nước. Ông đã khuyên bảo Minh Tông học hỏi kinh nghiệm từ các vị tiên đế và tin dùng người tài để gìn giữ một Đại Việt thịnh vượng.

Ông là vị vua tài đức, thích làm thơ và am hiểu Phật pháp

Sinh thời, vua Anh Tông có đến 9 hậu phi và sinh được 4 con trai gồm Thái tử Trần Mạnh, 3 con trai đã mất sớm (không rõ họ tên) và 5 công chúa. Ngày 21/4/ 1320, vua Trần Anh Tông qua đời ở cung Trùng Quang. Đến 10/1/1321, ông được chôn cất vào Thái Lăng tại Yên Sinh.

Với những tóm tắt ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp của vua Trần Anh Tông trên đây có thể thấy rằng ông là một vị vua tài đức của triều đại nhà Trần. Suốt thời gian trị vì, nhà vua đã nỗ lực trong việc cải cách triều chính, đối nội và đối ngoại mềm dẻo cũng như chú trọng đến việc phát triển Phật pháp khắp cả nước.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *