Vua Trần Thánh Tông được đời sau ca ngợi là vị vua anh tài, khí chất và hết mực yêu nước thương dân. Trong suốt thời gian trị vì dân tộc, ông đã có nhiều cải cách quan trọng trong đối nội và đối ngoại. Đặc biệt, nhà vua đã cùng các vị tướng lĩnh, quân và dân ta chiến thắng vẻ vang quân Mông – Nguyên xâm lược.
Mục lục
1. Thân thế
Trần Thánh Tông tên thật là Trần Hoảng, con trưởng của vua Trần Thái Tông và Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng Thái hậu Lý Thị. Ông sinh ngày 12/10/1240. Ngay khi chào đời, Trần Hoảng đã được sách phong làm Đông cung Thái tử.
Thái Tử Trần Hoảng ngoại hình tuấn tú, khí chất đế vương và là người yêu nước thương dân
Thái tử Trần Hoảng được mô tả là người có ngoại hình khôi ngô, toát ra khí chất sáng ngời, vừa thông kinh sử Nho gia vừa am hiểu Phật pháp.
2. Lên ngôi hoàng đế
Năm 1258, thái tử Trần Hoảng cùng vua cha tham gia cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất. Khi kháng chiến thành công, Trần Hoảng được vua cha truyền ngôi và chính thức lên ngôi hoàng đế vào 24 tháng 2 năm Mậu Ngọ 1258, lấy niên hiệu là Thiệu Long.
Ông được vua Trần Thái Tông truyền ngôi báu vào năm 1258
3. Cai trị đất nước
Trong 21 năm trị quốc, vua Trần Thánh Tông đã ban hành nhiều chính sách về hành chính, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế và giáo dục nhằm củng cố sự hùng mạnh của Đại Việt. Nhà vua nổi tiếng là một đế vương đức độ, có tấm lòng nhân ái và yêu nước thương dân.
Về đối nội, nhà vua ban quy định việc phong ấm cho con cháu vương hầu – công chúa, cho đặt lại các chức vụ trong triều và trọng dụng người thuộc giới Nho sĩ. Về giáo dục, vua Trần Thánh Tông xuống chiếu tìm người tài giỏi, đức độ và thông hiểu kinh sách để làm Tư nghiệp trường Quốc tử giám. Bên cạnh đó, nhà vua còn 2 lần mở khoa thi chọn người tài ra giúp nước.
Trần Thánh Tông là vị vua trải qua cuộc kháng chiến cam go trước quân Mông – Nguyên hùng mạnh nhất châu Á thời bấy giờ
Về kinh tế, nhà vua rất chú trọng đến việc phát triển nông nghiệp, cho phép vương hầu, cung phi, phò mã họp các dân nghèo để cùng khai khẩn đất hoang và nhằm mở rộng diện tích đất canh tác.
Ở khía cạnh quốc phòng, nhà vua ban lệnh chọn lính và sắc dịch kết hợp đầu tư chế tạo vũ khí. Để tiện bề quản lý, triều đình chia quân đội thành nhiều quân và tuyển chọn các tướng lĩnh có tài lên làm lãnh đạo.
Về đối ngoại, vua Trần Thánh Tông thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với chính quyền lân bang nhưng mạnh mẽ cự tuyệt những yêu sách từ vị vua phương Bắc. Để đề phòng giặc ngoại xâm, nhà vua tiến hành cơ cấu và chỉnh đốn quân đội một cách toàn diện.
Năm 1285, quân Mông – Quyên với sự dẫn dắt của Thoát Hoan tràn vào lãnh thổ Đại Việt. Vua Trần Thánh Tông khi đó đã lên làm Thái Thượng Hoàng cùng vua Trần Nhân Tông, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và nhiều tướng lĩnh đã chỉ huy quân đội chiến thắng vẻ vang, bắt được hơn 5 vạn quân Nguyên và tịch thu một lượng lớn vũ khí của quân xâm lược.
Sau khi chiến tranh kết thúc, nhà vua đã ra lệnh nghiêm trị những tướng lĩnh, quan lại đầu hàng giặc bằng hình thức xử tử, tịch thu tài sản, bắt đi đày hoặc chịu các hình phạt khổ sai để chuộc tội.
Vào những năm cuối đời, Thượng hoàng Trần Thánh Tông đi tu tại chùa Tư Phúc, dưới sự hướng dẫn của Quốc sư Trúc Lâm Đại Đăng. Trong những năm tháng tu tập, ngài đã dành nhiều thời gian để viết sách và đàm đạo với các nhà Thiền học.
4. Gia quyến
Vua Trần Thánh Tông sinh ra trong gia đình dòng tộc, cha là vua Trần Thái Tông và mẹ là Hiến Từ Thuận Thiên hoàng hậu. Cuộc đời của ông có 3 hậu phi bao gồm Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng hậu Trần Thị Thiều, Cung phi Vũ Thị Ngọc Lan và Cung phi Trần Thị Khương.
Hậu duệ của ông gồm 6 người con, 2 con trai là Hoàng thái tử Trần Khâm tức Trần Nhân Tông, Tá Thiên Đại Vương Trần Đức Việp, Thiên Thụy Công chúa, Bảo Châu Công chúa, Chiêu Hoa Công chúa và Chiêu Chinh Công chúa.
Vua Trần Thánh Tông là vị vua có tài có đức của triều đại nhà Trần, qua đời ở tuổi 50
Sau 20 năm trị vì, tháng 11 năm 1278, Thánh Tông nhường ngôi cho thái tử Trần Khâm, tức vua Trần Nhân Tông và trở thành Thái thượng hoàng. Ngày 25 tháng 5 năm Canh Dần 1290, ông qua đời tại cung Nhân Thọ, hưởng dương 50 tuổi. Vua Trần Nhân Tông an táng Thượng hoàng ở Dụ Lăng – phủ Long Hưng.
Trên đây là những tóm tắt sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp chính trị của vua Trần Thánh Tông – vị vua đã có 3 lần đối mặt với quân xâm lược Mông Nguyên (thời còn làm Thái Tử và khi làm Thái thượng hoàng). Ông là vị vua tài đức vẹn toàn, đã có nhiều công lao to lớn trong việc bảo vệ nền độc lập của Đại Việt.