Lên ngôi khi mới 14 tuổi nhưng vua Hàm Nghi là một trong những vị vua nhà Nguyễn rất yêu nước, mạnh mẽ chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. Trong thời gian tại vị, nhà vua đã ban chiếu Cần Vương, tạo nên một làn sóng chống Pháp lan rộng cả nước.
Mục lục
1. Vua Hàm Nghi là ai?
Vua Hàm Nghi là vị vua thứ 8 của triều đại nhà Nguyễn, tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch. Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, sinh ngày 3/8/1871. Khi vua Kiến Phúc qua đời, Ưng Lịch lên ngôi vua và đặt niên hiệu là Hàm Nghi khi mới 14 tuổi.
Vua Hàm Nghi là một trong những vị vua rất yêu nước của triều Nguyễn
Vua Hàm Nghi và vua Duy Tân, Thành Thái là 3 vị vua yêu nước, dám mạnh mẽ chống lại chính quyền thực dân Pháp trong thời kỳ Pháp thuộc.
2. Quá trình làm vua của vua Hàm Nghi
Sau khi Hòa ước Giáp Thân ký kết, vua Hàm Nghi mới lên ngôi. Lễ đăng quang của ông không được báo với Khâm sứ Pháp biệt nên Rê-na không thừa nhận vua mới. Khi triều đình Huế và Pháp đang trong quá trình thương lượng, đại thần Tôn Thất Thuyết ra lệnh tấn công đồn Mang Cá và đồn quân Pháp cạnh tòa Khâm Sứ nhưng thất bại. Tôn Thất Thuyết sau đó hộ tống vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở, Quảng Trị.
Tại đây, vua Hàm Nghi đã phê chuẩn Chiếu Cần Vương, phát động phong trào kháng chiến chống Pháp, kêu gọi sĩ phu và dân chúng cả nước đứng dậy chống thực dân xâm lược. Phong trào Cần Vương kéo dài đến năm 1888, nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của rất nhiều văn thần, nghĩa sĩ và người dân yêu nước.
Tuy nhiên, vào ngày 14/11/1888, chính quyền thực dân Pháp sử dụng kế phản gián đã bắt được vua Hàm Nghi khi ông chỉ mới 17 tuổi. Mặc dù Pháp đã tìm mọi cách để chiêu dụ, mua chuộc nhà vua hợp tác, song ông đã thẳng thừng từ chối. Vì thế, thực dân Pháp đã bắt và lưu đày ông sang tận Algérie.
Nhà vua phát động phong trào Cần Vương, tạo nên một làn sóng chống Pháp mạnh mẽ thời bấy giờ
Tại Algérie, vua Hàm Nghi được đưa đến một biệt thự thuộc làng Enbia. Ban đầu, ông tẩy chay và không đồng ý học tiếng Pháp.. Tuy nhiên sau một thời gian sinh sống và tiếp xúc với những người Pháp lịch thiệp, nhà vua biết rằng mình cần phải học để hiểu văn hóa Pháp và thế giới.
Vốn thông minh từ nhỏ, vua Hàm Nghi nhanh chóng sử dụng thông thạo tiếng Pháp và am hiểu về mỹ thuật, văn chương Pháp. Sau này, ông còn là một họa sĩ tài hoa và giao lưu với nhiều trí thức Pháp nổi tiếng. Dù sống tại Pháp, nói tiếng Pháp nhưng nhà vua vẫn giữ tập tục truyền thống, mặc áo dài và quần the, đầu búi tó.
Có thể nói rằng một gia đình nhỏ cùng với âm nhạc, hội họa đã giúp nhà vua phần nào nguôi ngoai nỗi đau mất nước và bị lưu đày. Ông sống tại đây đến 47 năm và mất vào 4/1/1943 do bệnh ung thư dạ dày. Ông được chôn cất tại Thnac, Nouvelle-Aquitaine, Pháp. Vì áp lực của thực dân Pháp nên nhà Nguyễn đã không lập miếu hiệu cho ông.
Ngày nay, niên hiệu Hàm Nghi của nhà vua được dùng để đặt tên cho các tuyến đường tại Hà Nội, TP.HCM, Huế, Hải Phòng và Quảng Ninh.
3. Gia đình và hậu duệ
Vua Hàm Nghi sống tại Pháp và kết hôn với Marcelle Laloe – con gái của chánh án tòa Thượng thẩm Alger vào năm 1904. Ông bà có 3 người con gồm 2 con gái và 1 con trai là công chúa Như Mai, công chúa Như Lý và hoàng tử Minh Đức.
Vua Hàm Nghi tại Pháp đã trở thành một họa sĩ
Thông qua tiểu sử vua Hàm Nghi có thể thấy rằng ông là một vị vua có tài và yêu nước, dám quyết liệt chống lại thực dân Pháp xâm lược. Dù biến động thời cuộc và phải sống ở xứ người đến khi qua đời, song những gì nhà vua làm được trong thời gian trị vì sẽ mãi là niềm tự hào của hậu thế.