Trong suốt 28 năm ngồi trên ngai vàng, vua Thành Thái đã chứng tỏ bản lĩnh của một đế vương yêu nước bằng những hoạt động cải cách cấp tiến cùng lòng yêu nước, thương dân. Dù bị chính quyền Pháp phế truất và lưu đày nhưng công lao to lớn của vua Thành Thái mãi mãi được đời sau ghi nhớ.
Vua Thành Thái tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Lân, sinh ngày 14/3/1879. Ông là con trai thứ 7 của vua Dục Đức và Từ Minh Hoàng hậu (Phan Thị Điều) và là vị vua thứ 10 của triều đại nhà Nguyễn.
Vua Thành Thái là vị vua thứ 10 của triều đại nhà Nguyễn, trị vì trong 18 năm
Khi vua Đồng Khánh qua đời, các con trai của nhà vua còn quá nhỏ. Vì thế chính quyền Pháp đã đồng ý cho triều đình nhà Huế đưa Bửu Lân lên ngôi vào 1/2/1899 khi chỉ mới 10 tuổi. Ông lấy niên hiệu là Thành Thái.
Từ khi 4 tuổi, lúc vua cha là Dục Đức bị phế truất và chết trong tù, Bửu Lân phải ra ngoại thành sống cùng bà con lao động nên rất hiểu nỗi khổ của dân nghèo khi nước mất nhà tan. Ông sớm có ý thức về quốc sự, thương dân và thường xuyên vi hành nên rất được lòng dân.
Dù lên ngôi vua khi chỉ mới 10 tuổi nhưng ông đã tỏ ra bản lĩnh của một quân vương, tư tưởng tiến bộ và đề cao tinh thần tự cường dân tộc, khát khao chống ách xâm lược của thực dân Pháp.
Vua Thành Thái được đánh giá là một vị vua thông minh, thích đọc tân thư chữ Hán và cầu tiến. Ông học chữ Nho, học tiếng Pháp và cắt tóc ngắn, mặc Âu phục cũng như làm quen với văn hóa Tây phương bằng cách đi xe hơi, lái ca nô.
Dưới triều đại của vua Thành Thái, Việt Nam dần đi vào ổn định. Ông cho xây dựng nhiều công trình trọng điểm ở kinh đô Huế và còn lưu giữ đến ngày nay. Tiêu biểu có thể kể đến Quốc Học Huế, cầu Tràng Tiền và nhiều bệnh viện, đường sá.
Trong 18 năm tại vị, nhà vua đã cho xây dựng nhiều công trình quan trọng, đưa ra nhiều cải cách cấp tiến cho cuộc sống của người dân
Khi nhà vua bắt đầu thực hiện những ý tưởng cấp tiến, thực dân Pháp bắt đầu lo ngại và ép ông thoái vị để nhường ngai vàng lại cho con. Tuy nhiên nhà vua thẳng thừng từ chối. 29/7/1907, ông bị truất ngôi và quản thúc trong Đại Nội.
Ngày 3/9/1907, ông tự “phê chuẩn” vào bản dự thảo thoái vị đã có chữ ký có chữ ký của tất cả các đại thần (ngoại trừ Ngô Đình Khả). Ngay cả khi bị buộc thoái vị, nhà vua vẫn giữ khí phách hiên ngang, không chịu khuất phục thực dân Pháp.
Sau đó vào 12/9/1907, ông bị đưa đi quản thúc ở Vũng Tàu. Sau đó vào năm 1916, ông bị đày đến đảo Réunion cùng con trai của ông là vua Duy Tân.
Trên đảo Réunion, ông và gia đình sống trong một căn nhà ở thành phố Saint Denis. Ông cùng Hoàng phi Chí Lạc dạy các con chơi nhạc cụ dân tộc, học tiếng Việt và sống ở đó hơn 30 năm.
Năm 1947, vua Thành Thái được trở về Sài Gòn và mất vào ngày 9/3/1955, hưởng thọ 77 tuổi. Thi hài của ông được an táng tại khuôn viên thành An Lăng, Thừa Thiên Huế. Nhà vua có tổng cộng 45 người con gồm 26 con gái và 19 con trai.
Dù bị truất ngôi nhưng vua Thành Thái mãi là vị vua đáng kính trong triều đại nhà Nguyễn
Qua tiểu sử vua Thành Thái được tóm tắt lại đủ thấy rằng đây là một vị vua liêm chính, anh minh của dân tộc. Suốt 18 năm trị vì, ông đã là một quân vương yêu nước, thương dân. Kể cả khi bị truất ngôi, nhà vua vẫn một mực không khuất phục chính quyền Pháp. Cùng với vua Hàm Nghi và con trai là vua Duy Tân, vua Thành Thái trở thành một trong những vị vua yêu nước nhất triều đại nhà Nguyễn.
Màu sắc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, ảnh hưởng…
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, sơn đã trở thành một phần không thể…
Sơn công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, từ…
Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của…
Máy dò kim loại đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong nhiều…
Phong trào Cần Vương là phong trào kháng Pháp lớn nhất trong giai đoạn cuối…