Deprecated: The PSR-0 `Requests_...` class names in the Requests library are deprecated. Switch to the PSR-4 `WpOrg\Requests\...` class names at your earliest convenience. in /home/ubootwaffe/public_html/wp-includes/class-requests.php on line 24
Vua minh mạng là ai ? Tiểu sử vua Minh Mạng

Vua Minh Mạng-Vị vua nước Đại Nam

Trong số 13 đời vua nhà Nguyễn, vua Minh Mạng là người có nhiều cống hiến to lớn cho sự phát triển toàn diện của quốc gia, dân tộc. Ông đồng thời cũng là vị vua có nhiều hậu duệ nhất với 142 người con.

1. Tiểu sử vua Minh Mạng

Vua Minh Mạng là ai? Vua Minh Mạng là vị vua nhà Nguyễn tên thật là Nguyễn Phúc Đảm, sinh ngày 25/5/1791 tại làng Tân Lộc, tỉnh Gia Định. Ông là con thứ 4 của vua Gia Long và bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu.

Vua Minh Mạng là vị vua thứ 2 của triều Nguyễn, tại vị trong 21 năm

Là vị vua thứ 2 của triều đại nhà Nguyễn, vua Minh Mạng có nhiều cải tổ quan trọng trong việc phát triển đất nước. Ông trị vì trong 21 năm, được truy tôn hiệu là Nguyễn Thánh Tổ.

2. Quá trình lên ngôi vua

Vốn là con thứ của vua Gia Long nhưng vì con trưởng là Hoàng Tử Cảnh qua đời do bệnh đậu mùa nên Nguyễn Phúc Đảm được truyền ngôi báu. Ông chính thức lên ngôi vào năm 1820, lấy niên hiệu là Minh Mệnh (Minh Mạng). 1/1/1820, nhà vua ban chiếu lên ngôi cho các thần dân trong cả nước được biết.

Ông lên ngôi vào 1/1/1820 khi Hoàng Tử Cảnh bị bệnh và qua đời

3. Thành tựu nổi bật

Vua Minh Mạng là một trong những vị vua anh tài của đất Việt, nổi tiếng với những cống hiến quan trọng cho triều đại nhà Nguyễn trong suốt 21 năm cai quản đất nước. Dưới đời vua Minh Mạng, toàn bộ nền kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, giáo dục, quân sự,… đều được cải tổ một cách toàn diện.

Khi lên ngôi, nhà vua đã cho đặt lại quốc hiệu nước ta là Đại Nam, tiến hành mở rộng bờ cõi nước Nam từ 1832 – 1836. Các vùng đất lân cận là Panduranga, Ai Lao, Chân Lạp,… đều lần lượt sáp nhập vào Đại Nam. Thời bấy giờ, lãnh thổ nước ta có diện tích lớn nhất trong số các triều đại phong kiến trước đó.

Từ 1831 – 1832, nhà vua tiến hành cải cách hành chính, chia các trấn ở 3 miền thành tổng cộng 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên Huế. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng, xã giúp việc quản lý từ trung ương đến địa phương dễ dàng.

Ngày nay, lăng vua Minh Mạng là điểm đến rất đẹp và nổi tiếng tại cố đô Huế

Về giáo dục, nhà vua ban hành nhiều chính sách khuyến học như chăm lo cho sĩ tử ăn học ở Quốc Tử Giám, thưởng tiền cho học sinh và cấp chi phí cho học sinh nghèo về thăm gia đình. Năm 1823, nhà vua cho mở lại kỳ thi Hương và thi Hội, đồng thời xây dựng thêm nhiều cơ sở vật chất phục vụ giáo dục.

Về kinh tế, thời vua Minh Mạng đặc biệt chú trọng đến sản xuất nông nghiệp. Ông tiến hành khai khẩn các vùng đất hoang ở hai miền Nam – Bắc và xây dựng hệ thống đê điều ở Bắc Bộ và khôi phục lại lễ tịch điền.

Về quân đội, triều đại vua Minh Mạng được đánh giá là có đội quân mạnh hàng đầu Đông Nam Á với hàng trăm cuộc chiến thắng trong trận chiến với Xiêm La. Đặc biệt, nhà vua còn tập trung phát triển thủy quân để mở rộng và xác lập lãnh hải Việt Nam trên bản đồ biển.

Một trong những công lao quan trọng nhất của nhà vua là đưa quân đi thăm dò, dựng cột và bia chủ quyền tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bên cạnh đó, nhà vua còn cho xây dựng chùa miếu và bia chủ quyền trên 2 quần đảo thiêng liêng của dân tộc.

Ở khía cạnh ngoại giao, nhà vua không “giao du” với Tây phương bằng chính sách bế quan tỏa cảng, cấm các giáo sĩ truyền đạo trên lãnh thổ nước Việt.

4. Gia đình và hậu duệ

Vua Minh Mạng là con trai thứ 4 của vua Gia Long và bà Trần Thị Đang (được phong Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu sau khi mất). Ông là vị vua có nhiều vợ và thê thiếp nhất triều đại nhà Nguyễn. Trong tiểu sử vua Minh Mạng được ghi chép lại nhà vua có đến 43 vợ, sinh 142 người con gồm 78 con trai và 64 con gái.

Nhà vua có đến 43 người vợ và sinh đến 142 người con, hậu duệ đông đúc nhất trong số các vị vua triều Nguyễn

Dù có nhiều vợ nhưng nhà vua không lập Hoàng Hậu với những người còn sống. Chính thất duy nhất của nhà vua là bà Hồ Thị Hoa (Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu) mẹ vua Thiệu Trị. Tuy nhiên bà lại mất sớm, sau khi sinh con 13 ngày.

Vua Minh Mạng mất ngày 20/1/1841, hưởng thọ được 50 tuổi. Bài vị của nhà vua được đưa vào thờ ở Thế Miếu với Miếu hiệu Thánh Tổ Nhân Hoàng đế. Ngày nay, lăng Minh Mạng là điểm tham quan nổi tiếng ở cố đô Huế.

Vua Minh Mạng là vị vua anh minh, tài đức dưới triều đại nhà Nguyễn. Trong suốt thời gian tại vị trên ngai vàng, nhà vua đã thực hiện hàng loạt cải cách quan trọng về mọi lĩnh vực của đất nước, đưa Đại Nam thuở ấy trở thành quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh mẽ tại khu vực Đông Nam Á.

 

Hồng Tuyết

Hồng Tuyết là một cựu phóng viên đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp của bản thân. Để có thể có được những thông tin nhanh nhất, chính xác nhất lĩnh vực lịnh sử, và kiến thức học tập, Hồng Tuyết đã phải làm việc hết sức chăm chỉ và nhiệt huyết.

Recent Posts

LỊCH SỬ CÀ PHÊ VIỆT NAM.

Từ khiêm tốn bắt đầu, ngành cà phê Việt Nam đã trải qua hành trình…

3 tuần ago

Kiêng Kỵ Khi Thắp Hương Để Cầu May Mắn, Bình An.

Từ ngàn đời nay, việc thắp hương đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm…

3 tuần ago

Khám Phá Khu Lăng Mộ Võ Nguyên Giáp

Việt Nam, với lịch sử chiến tranh dày dặn, là nơi chứng kiến nhiều di…

2 tháng ago

Phan Đình Phùng (1847 – 1895) – Lãnh Tụ Kiệt Xuất Của Phong Trào Khởi Nghĩa Cần Vương

Phan Đình Phùng (1847-1895) là một nhà cách mạng Việt Nam, lãnh đạo của cuộc…

3 tháng ago

Lê Chiêu Thống (1765-1793) – Vị Vua “Cõng Rắn Cắn Gà Nhà”

Lê Chiêu Thống (1765-1793), tên thật là Lê Duy Khiêm, là vị hoàng đế thứ…

3 tháng ago

Lê Đại Hành (941-1005) – Vị Vua Đầu Tiên Của Nhà Tiền Lê

Lê Đại Hành (941-1005), tên húy là Lê Hoàn, quê ở làng Xuân Lập, huyện…

3 tháng ago