Tướng Ngô Quyền vang danh sử sách với chiến thắng Bạch Đằng vang dội. Ông cũng là người mở ra triều đại nhà Ngô của Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vị tướng này chúng ta cùng tìm hiểu về tiểu sử của Ngô Quyền.
Mục lục
1. Tìm hiểu về Ngô Quyền
Ngô Quyền (898-944) quê ở làng Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội ngày nay). Sinh ra trong một gia đình hào trưởng có thế lực, được người dân địa phương mến phục. Là một người tuấn kiệt, văn võ song toàn.
Ngô Quyền được Dương Đình Nghệ – người có thế lực nhất nhỉ bấy giờ gả con gái cho và giao cho cai quản vùng đất Ái Châu trù phú. Ông chăm lo xây dựng quân sự, kinh tế, chính trị, ổn định đời sống cho người dân. Sau khi Dương Đình Nghệ mất, các hào trưởng hướng về Ngô Quyền và cùng ông chiến đấu gìn giữ nền độc lập đất nước.
Ngô Quyền với tài trí và mưu lược hơn người
Ngô Quyền được vinh danh là “vua đứng đầu các vua”, “vị tổ trung hưng” của nước Việt. Mặc dù tài giỏi nhưng Ngô Quyền chỉ hưởng thọ 47 tuổi và được sử sách lưu lại với tên gọi Tiền Ngô Vương.
2. Ngô Quyền và trận chiến Bạch Đằng
Với sự tài trí hơn người, Ngô Quyền lợi dụng quy luật thủy triều lên xuống tại sông Bạch Đằng nhằm tiêu diệt quân Nam Hán. Biết quân Nam Hán sẽ tấn công nước ta bằng đường thủy vì vậy ông bèn lập kế để quân thù bại trận ngay tại đây.
Sau khi quan sát địa hình tại sông Bạch Đằng, Ngô Quyền cho binh lính đóng cọc lim, vót nhọn đầu và bọc sắt cứng xuống lòng sông. Chờ cho đến khi thủy triều ngập hết bãi cọc, ông cho thuyền của quân ta ra gây chiến hòng dụ địch vào bẫy đã chuẩn bị từ trước. Đúng như kế hoạch, quân Nam Hán hiếu chiến không phòng bị đã rơi vào bẫy mà Ngô Quyền bày sẵn. Khi quân Nam Hán tiến vào bãi cọc cũng là lúc thủy triều xuống nhanh. Nhân lúc quân địch đang hoảng loạn, Ngô Quyền tập trung toàn bộ lực lượng ra đánh. Kết quả tướng địch Lưu Hoằng Tháo bị chết, quân địch tan tác quân ta toàn thắng.
Trận chiến Bạch Đằng oanh liệt
Sau trận chiến oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo thì nhà Nam Hán không còn dám bén mảng xâm lăng nước ta nữa. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, nó đè bẹp tham vọng cướp nước và nô dịch của phong kiến phương Bắc, chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, đặt nền móng lâu dài cho sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền tự xưng là Ngô Vương, chọn Hoa Lư là nơi đóng đô. Từ đây mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ cho nhân dân.
Ghi nhớ công ơn to lớn của Ngô Quyền, người dân lập đền thờ ông ở khắp nơi. Ngày nay ở Đường Lâm còn lưu giữ đền thờ Ngô Quyền ngay cạnh dặng duối cổ thụ, những cây dặng duối được cho là Ngô Quyền dùng buộc voi thời xưa, nhìn ra sông Tích, nơi Ngô Quyền luyện thủy binh ngày xưa.
3. Gia quyến
Ngoài vợ là Dương hậu (con gái của Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ) thì dân gian còn tương truyền Ngô Quyền có một người vợ họ Đỗ tại Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
Tượng Ngô Quyền ở khu di tích Cổ Loa
Theo lịch sử ghi chép gia phả họ Ngô của Việt Nam thì con cả của Ngô Quyền tên là Ngô Xương Ngập, tiếp đến là Ngô Xương Tỷ và Ngô Xương Xí. Tuy vậy danh tính mẹ của hai người này là dấu hỏi trong lịch sử. Ngoài ra sử sách còn ghi lại Tiền Ngô vương còn có 2 người con trai nữa là Ngô Nam Hưng và Ngô Càn Hưng. Tuy nhiên về con cái của hai người này thì không hề có ghi chép nào cụ thể. Căn cứ từ những điều trên cho thấy: Tiền Ngô Vương có 3 người vợ và 4 người con trai. Xương Ngập là con của người vợ đầu (chưa rõ tên tuổi); Xương Văn, Nam Hưng, Càn Hưng đều là con Dương hậu; bà Đỗ thị không có con.
Trên đây là bài viết giới thiệu tiểu sử Ngô Quyền và trận đánh lịch sử trên sông Bạch Đằng. Có thể thấy càng tìm hiểu về Ngô Quyền chúng ta càng khâm phục tài trí và con người của ông.