Tiểu sử vua Lý Huệ Tông

Tiểu sử vua Lý Huệ Tông theo sử sách ghi lại là vị vua thứ 8 của nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Ông lên ngôi vua từ khi tuổi đời còn rất nhỏ. Trải qua nhiều biến cố vì nghe lời gian thần nên cuộc đời nhiều sóng gió. Theo dõi bài viết để biết thêm nhiều thông tin hơn về vị vua triều Lý này nhé.

1. Thân thế

Lý Huệ Tông (1194 – 1226), là vị Hoàng đế thứ tám của nhà Lý, cai trị từ năm 1210 đến năm 1224, tên thật là Lý Sản hay Lý Hạo Sảm. Ông sinh tại kinh đô Thăng Long, Hà Nội. Cha ông là vua Lý Cao Tông và mẹ là Hoàng hậu họ Đàm. Lý Huệ Tông được vua cha là Cao Tông lập làm Thái tử khi chỉ mới 15 tuổi rồi lên làm vua.

Lý Huệ Tông lên ngôi vua khi còn khá trẻ

2. Cuộc đời

Sau khi được vua cha Lý Cao Tông nhường ngôi thì Lý Huệ Tông được trông mong sẽ phát huy tài năng giúp khôi phục đất nước trở lại. Tuy nhiên, sau khi lên ngôi Lý Huệ Tông chỉ quan tâm đến mối tình đầu của mình mà không đoái hoài đến đại sự quốc gia. Đàm Thái hậu – mẹ vua tỏ ra không hài lòng với Trần Thị Dung, vợ vua Huệ Tông. Vì vậy, vua và Nguyên phi đã cùng nhau bỏ trốn đến nửa năm sau mới quay lại. Thái hậu nhượng bộ không dám cản trở mối tình này nữa, tháng 12 năm đó Trần Thị Dung được phong làm Hoàng hậu.

Sau khi Trần Thị Dung được sắc phong làm hoàng hậu thì vua lại mắc bệnh phong không thể tham gia triều chính. Do đó mọi quyền hành xử lý đều rơi dần vào tay họ Trần. Sinh thời vua Huệ Tông thường ăn chơi sa đọa, không đoái hoài đến việc nước. Thêm vào đó ông không có con trai, hoàng hậu sinh được 2 người con gái là Thuận Thiên công chúa (sau này gả cho Phụng kiều vương Trần Liễu), và Chiêu Thánh công chúa.

Lý Huệ Tông không màng triều chính

Triều Lý dưới thời trị vì của Lý Huệ Tông bắt đầu có dấu hiệu suy tàn. Do đó hầu như quyền lực đều nằm trong tay của Trần Thủ Độ. Năm 1224, Huệ Tông bệnh càng ngày càng nặng. Ông tiến hành phân chia đất nước thành 12 tỉnh lộ và chia cho các công chúa. Đồng thời, ông phong Trần Thủ Độ lên làm Điện tiền chỉ huy sứ. Nhưng sau đó đã bị Trần Thủ Độ ép nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Đến tháng 10 năm Giáp Thân (1224), Lý Huệ Tông truyền ngôi cho công chúa Chiêu Thánh rồi đi tu ở chùa Chân Giáo.

Lý Huệ Tông trị vì được 13 năm, sau bị Trần Thủ Độ ép tự tử, thọ 33 tuổi. Trần Thủ Độ đã cho hóa thiêu xác của ông và đưa tro cốt bào tháp chùa Bảo Quang để thờ cúng, tôn miếu hiệu là Huệ Tông.

3. Gia quyến

Vua Lý Huệ Tông có vợ là Trần Thị Dung và sinh được 2 người con gái là Thuận Thiên Công chúa và Chiêu Thánh Công Chúa. Sau này, Chiêu Thánh được phong làm người kế vị của Lý Huệ Tông.

Tượng thờ vua Lý Huệ Tông

Trên đây là bài viết về tiểu sử vua Lý Huệ Tông. Mặc dù là vị vua có tài nhưng ông đã không thể củng cố sức mạnh đất nước và gián tiếp gây nên sự lụi tàn của nhà Lý. Hy vọng với những thông tin đã cung cấp bạn đọc có thêm nhiều thông tin và kiến thức về vị vua thứ tám của nhà Lý.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *