Tiểu sử vua Lý Nhân Tông (Lý Càn Đức)

Nhà vua Lý Nhân Tông là người có nhiều đóng góp trong việc phát triển nông nghiệp, cho phát triển hệ thống đê điều và cấm giết trâu bò để làm vật cày cuốc góp sức mình vào tăng gia sản xuất. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về tiểu sử Lý Nhân Tông, một vị vua nhân hòa này.

Thân thế

Nhà vua có tên khai sinh là Lý Càn Đức, là con trai trưởng của Lý Thánh Tông và Nguyên Phi Ỷ Lan. Ông sinh ngày 25 tháng 1 năm Bính Ngọ (tức là ngày 22 tháng 2 dương lịch năm 1066) tại cung Động Tiên, kinh đô Thăng Long.

Ông được sinh ra khi vua Lý Thánh Tông đang trong khi hiếm muộn con và đã ở tuổi 43 bên vua cha rất vui mừng. Sau khi ông sinh ra 1 ngày sau đã được phong lên làm Hoàng Thái Tử. Mẹ ông cũng được phong lên làm Thần Phi Ỷ Lan.

Lý Nhân Tông được đánh giá là người thông minh, hiếu học và có tài lược hơn người trong việc cai quản đất nước. Đưa vương triều họ Lý trở thành một trong những giai đoạn phát triển vững mạnh và ổn định nhất trong lịch sử.

Đến tháng 8 âm lịch năm 1070, Lý Thánh Tông lập Văn Miếu, xây tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối Thái tử Càn Đức học tại đây.

Vua Lý Nhân Tông sinh ra tại kinh đô Thăng Long

Lên ngôi hoàng đế

Ông lên ngôi hoàng đế vào tháng 1 âm lịch năm 1072 sau khi vua Lý Thánh Tông mất. Nhà vua Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới chỉ 6 tuổi và lấy niên hiệu là Thái Ninh, tôn chính cung của vua cha là Thượng Dương Hoàng Hậu làm Thái Hậu nhiếp chính, ông cũng phong mẹ ruột là Thần phi Ỷ Lan lên làm Hoàng Thái Phi.

Đến tháng 4 năm 1073 ông phong Lý Thái kiệt làm Kiểm Hiệu Thái Úy. Năm 1073, vua Nhân Tông phế truất Thái Hậu Thượng Dương, tương truyền rằng ông đưa ra quyết định này bởi nghe theo lời của mẹ ruột.

Sử gia thế kỷ 20 phỏng đoán rằng có sự xung đột giữa hai phe với nhau, một phe là Thượng Dương Thái Hậu và Thái Sư Lý Đạo Thành và bên còn lại là Thái Phi Ỷ Lan và Thái úy Lý Thường Kiệt.

Sau khi Thái hậu Thượng Dương chết, ông tôn mẹ lên làm Thái Hậu nhiếp chính lấy hiệu là Linh Nhân Hoàng Thái Hậu. Bà cũng thái úy Lý Thường Kiệt cai quan việc nước. Mùa xuân năm 1074 nhà vua phục chức cho Lý Đạo Thành làm thái phó bình chương quốc trọng sự.

Nhà vua lên ngôi năm 1072 sau khi vua cha mất

Quá trình trị vì đất nước

Nhà vua chứng kiến sự phát triển của nền giáo dục khoa bảng Đại Việt. Ông cho mở khoa thi Tam Trường để chọn được người có tài ra giúp nước. Đây được xem là khoa thi đầu tiên của Việt Nam và có 10 người đỗ đạt trong đó thủ khoa là Lê Văn Thịnh được vào cung dạy học cho cua.

Đến năm 1076 nhà vua cho lập trường đại học đầu tiên của Việt Nam là Quốc Tử Giám, tuyển chọn những người văn hay chữ tố đến dạy học cho các thái tử. Lý Nhân Tông cũng thường xuyên khởi công xây dựng những con đê lớn, có thể kể đến như sông Như Nguyệt. Việc đắp đê chống lũ cũng rất được quan tâm, đê Cơ xá chính là đoạn gần sông Hồng, Cầu Long Biên ngày nay.

Ông cũng là người tiếp nối truyền thống cha ông khi là Phật tử và cũng rất khuyến khích việc phát triển Nho học. Thường xuyên có các cuộc thi để tuyển chọn người tài phục vụ cho các vùng khác nhau.

Đến năm 1117 vua đưa ra quyết định cấm giết mổ bò bừa bãi, khi hạn hán mất mùa sẽ phát lương thực, giảm tô thuế khiến cho đất nước phát triển ngày một hưng thịnh hơn.

Trong suốt thời gian tại vị của mình, vua Lý Nhân Tông đã thực hiện nhiều hoạt động mang đến nhiều lợi ích cho người dân. Đưa đất nước phát triển và người dân ấm no, xã hội hưng thịnh, không còn nạn đói hay mất mùa.

Vua Lý Nhân Tông là người thành lập Quốc Tử Giám ngày nay

Gia quyến

Trong tiểu sử Lý Nhân Tông, nhà vua tuổi đã cao nhưng vẫn không có con trai để nối dõi dù trong cung có rất nhiều cung tần. Tuy vậy nhưng mãi vẫn không có tin vui. Đến năm 1117 Thái Hậu từ trần nhưng ông vẫn không có người nối dõi. Vì vậy đã chọn chọn của Sùng Hiền Hầu là Lý Dương Hoán lên làm Hoàng Thái Tử, mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng rất thông minh lanh lợi nên được vua yêu thích.

Đến ngày Đinh Mão, là ngày 15 tháng 1 năm 1128 thì vua Lý Nhân Tông mất, hưởng thọ 63 tuổi và trị vì đất nước 56 năm. Sau khi ông mất Thái tử Lý Dương Hoán lên nối ngôi và lấy hiệu là Lý Thần Thông.

Ghi chép chính sử không nhắc đến việc phong hậu của ông, tuy nhiên có sách Đại Việt Sử Ký toàn thư thì có nói đến vào năm 1072 sau khi ông có sắc lập hoàng hậu và trong quá trình tại vị thì ông đã lập hai hoàng hậu.

Ông hưởng thọ 63 tuổi và trị vì đất nước 56 năm

Qua đây, tiểu sử Lý Nhân Tông đã được chia sẻ chi tiết để mọi người hiểu hơn về vị vua anh minh. Có tư tưởng tiến bộ góp phần không nhỏ vào sự hưng thịnh của vương triều họ Lý. Đời sống nhân dân được yên vui ấm no và không bị nạn đói hoành hành trong thời kỳ phát triển của ông.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *