Tiểu sử vua Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông tóm tắt cuộc đời của các vua nhà Trần là một vị vua minh triết, anh tài của Đại Việt dưới triều đại nhà Trần. Ông có công lao to lớn trong việc bảo vệ bờ cõi đất nước và là người lập ra trường phái Trúc Lâm Yên Tử, giúp thúc đẩy nền Phật giáo nước nhà phát triển mạnh mẽ.

1. Tiểu sử phật hoàng Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm, con trưởng của vua Trần Thánh Tông và thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng . Ông sinh ngày 11 tháng 11 Mậu Ngọ 1258.Theo sử sách, khi Ngài chào đời, dung mạo đã mang nét của bậc thánh nhân với thể chất hoàn hảo, thần khí rạng ngời và sắc thái như vàng ròng. Vì vậy, vua cha đã đặt cho Ngài tên hiệu là Phật Kim.

Vào năm 1274 khi Ngài 16 tuổi, Ngài được phong làm Đông cung Thái tử và trong cùng năm đó, Ngài kết hôn với công chúa Quyên Thánh, con gái của Hưng Đạo Đại Vương. Vua Trần Thánh Tông đã mời các học giả uyên thâm Nho giáo để dạy Ngài, bao gồm Lê Phụ Trần, Nguyễn Thánh Huấn, và Nguyễn Sĩ Cố. Tất cả đều tận tâm giảng dạy. Vua cha cũng đã soạn Di hậu lục, một tài liệu để hướng dẫn Thái tử về cách ứng xử và chuẩn bị cho việc kế vị sau này.

Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, tài trí hơn người và yêu nước thương dân

Dù có cuộc sống hôn nhân viên mãn và hạnh phúc nhưng nhà vua có chi hướng xuất gia theo Phật .Ông nhiều lần xin vua cha Trần Thánh Tông nhường ngôi cho em trai để toàn tâm đi theo con đường Phật pháp. Tuy nhiên, vua Trần Thánh Tông sớm nhìn ra tài năng, khí chất của ông nên không đồng ý .Vua mong muốn Trần Nhân Tông trở thành một quân vương xuất sắc, có thể mang lại phúc lợi cho thiên hạ.

2. Lên ngôi hoàng đế và cai trị Đại Việt

Trần Khâm được vua cha truyền ngôi báu vào ngày 1 tháng Giêng năm Kỷ Mão 1279, lấy niên hiệu là Thiệu Bảo. Ông lên ngôi trong giai đoạn quân Mông – Nguyên đang “nhòm ngó” Đại Việt. Trong suốt thời gian trị vì, nhà vua đã cùng quân dân trải qua 2 cuộc kháng chiến to lớn nhất lịch sử.

Năm 1285, triều đình mở hội nghị Diên Hồng để tham kiến nhân dân về chuyện đánh giặc. Được dân chúng đồng lòng quyết tâm “đánh”, nhà vua đã ban cho Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy quân và dân ta chiến thắng giặc Mông – Nguyên. Vào năm 1288, nhà vua lại tiếp tục cùng quân dân chống giặc Mông – Nguyên lần thứ 3, kết thúc giấc mộng bá chủ của chính quyền phương Bắc.

Trước khi chọn con đường tu hành, ông đã cùng quân dân 2 lần chiến thắng quân Mông – Nguyên

Sau khi đất nước thái bình, vua Trần Nhân Tông đã ban hành nhiều chính sách quan trọng để phát triển kinh tế và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Ông cho hợp nhất hệ thống đo lường thúc đẩy thương mại trên toàn quốc, ông khuyến khích tăng cường sản xuất để cải thiện đời sống người dân. Về ngoại giao, nhà vua thực hiện chiến lược vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo với các quốc gia lân cận.

Năm 1293, vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông và lên làm Thái Thượng Hoàng. Đến năm 1294, đích thân thái thượng hoàng lãnh đạo quân sĩ đi chinh phục Ai Lao để yên ổn bờ cõi đất nước, giữ mối quan hệ hòa hảo với nước bạn Ai Lao.

Năm 1299, Ngài rời hành cung Vũ Lâm, trở về Thăng Long và sau đó lên núi Yên Tử (nay thuộc Uông Bí, Quảng Ninh) để tu hành, lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà. Ngài cũng thống nhất ba dòng thiền là Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi, Vô Ngôn Thông, và Thảo Đường để thành lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử với tư tưởng nhập thế đặc sắc. Dòng thiền này được giữ gìn và truyền lại qua các thế hệ, với Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay là tổ chức kế thừa và phát triển tinh hoa ấy.

3. Sơ tổ Trúc Lâm

Sau khi đất nước bình yên, năm 1299 nhà vua quyết định lên núi Yên Tử tu hành. Ngài cho xây dựng chùa chiền, giảng pháp và độ tăng, thu hút đông đảo Phật tử. Nhà vua đã thống nhất 3 giọng thiền và trở thành Thủy tổ của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Năm 1301, ngài đến tu hành tại chùa Hoằng Phúc (huyện Lệ Thủy ngày nay). Trần Nhân Tông không chỉ nắm rõ tình hình mà còn giúp hóa độ cho các nước phía Nam. Quốc vương Chăm Pa rất kính trọng, mời ngài giảng giải giáo nghĩa. Nhờ con đường Phật pháp, ngài đã tạo nên mối giao hảo hữu nghị với các nước lân bang.

Vua Trần Nhân Tông trở thành thủy tổ của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử

Thuở bấy giờ, thiền phái Trúc Lâm là nơi sinh hoạt Phật pháp của cư dân miền Bắc đến sinh sống. Đây còn là công trình tôn giáo quan trọng, khẳng định văn hóa và chủ quyền dân tộc, có ý nghĩa trong việc truyền bá văn hóa dưới thời Đại Việt.

Năm 1304, Điều Ngự ( Trần Nhân Tông) chống gậy trúc, đi qua các làng mạc và địa phương trên khắp cả nước. Ngài khuyến khích người dân giữ gìn năm giới, thực hành thập thiện và loại bỏ những nơi thờ cúng không phù hợp với chính pháp. Đồng thời, Ngài cũng thúc đẩy việc xây dựng niềm tin chính đáng và loại trừ mê tín dị đoan .Vào mùa đông, vua Trần Anh Tông đã dâng biểu thỉnh mời Điều Ngự vào cung điện hoàng gia. Tại đây, Điều Ngự đã truyền giới Bồ tát cho các thành viên hoàng gia, quan chức văn võ và các quan lại trong triều đình.

Năm 1307, Trần Nhân Tông trao truyền y bác cho tôn giả Pháp Loa – là nội dõi truyền thừa Trúc Lâm. Năm 1308, ngài trao chức chủ trì chùa Báo Ân cho ngài Pháp Loa, truyền tâm ấn phong là đệ nhị tổ trúc Lâm. Đồng thời ngài lên ngôi sơ tổ Trúc Lâm trước sự chứng kiến của con trai là vua Trần Anh Tông. Từ khi thành sơ tổ, ngài thường đến các chùa để thuyết pháp và giảng kinh.

Vào năm 1308, vào ngày mùng 1 Tết Âm lịch, trong năm thứ 16 của niên hiệu Hưng Long, tại chùa Siêu Loại (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội), Điều Ngự Trần Nhân Tông đã bổ nhiệm Ngài Pháp Loa làm trụ trì chùa Báo Ân và chính thức công nhận Ngài là Đệ nhị Tổ của Thiền phái Trúc Lâm trước sự chứng kiến của vua Trần Anh Tông. Từ thời điểm đó, Điều Ngự Trần Nhân Tông trở thành Sơ Tổ của Thiền phái Trúc Lâm. Trong giai đoạn này, Ngài thường xuyên giảng dạy, thuyết pháp, và chứng minh các nghi lễ tại các chùa lớn như Báo Ân Siêu Loại, Sùng Nghiêm ở Hải Dương, Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang, Từ Lâm, và Quỳnh Lâm ở Đông Triều.

Trên đây là tiểu sử Trần Nhân Tông – một trong những vị vua anh minh, tài đức vẹn toàn của triều đại nhà Trần. Trong suốt thời gian tại vị trên ngai vàng, ông không những cùng quân dân giành thắng lợi trước quân Mông – Nguyên mà còn ban hành nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, ngài còn là một người có công lao to lớn trong việc lập nên trường phái Trúc Lâm Yên Tử vẫn còn phát triển thịnh vượng đến ngày nay.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *