Tóm tắt tiểu sử vua Bảo Đại

Trong 19 năm lên ngôi, vua Bảo Đại đã có nhiều nỗ lực trong việc cải tạo triều đình nhưng đều bị gọng kìm Pháp siết chặt. Là người được học tập tại Pháp từ nhỏ nên vua Bảo Đại có nhiều tư tưởng tiến bộ. Thế nhưng con đường chính trị của ông lại gặp nhiều biến cố để rồi cuối cùng phải thoái vị, trở thành vị hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến.

1. Vua Bảo Đại là ai?

Vua Bảo Đại tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn. Ông sinh vào ngày 22/10/1913, trên danh nghĩa là con của vua Khải Định và bà Hoàng Thị Cúc. Đến nay, thân thế thực sự của vua Bảo Đại vẫn còn nhiều nghi vấn vì vua Khải Định vốn vô sinh.

Thân thế vua Bảo Đại vẫn còn nhiều nghi vấn

Nǎm 10 tuổi, Vĩnh Thụy được phong làm Đông cung thái tử và cho học tập tại Pháp. Khi vua Khải Định qua đời, Vĩnh Thụy về nước chịu tang cha và lên ngôi vào 8/1/1926, lấy niên hiệu là Bảo Đại.

2. Quá trình làm vua của Bảo Đại

Sau khi ngồi vào ngai vàng, nhà vua tiếp tục quay lại Pháp học tập, công việc triều chính tại Huế giao lai cho các đại thần. Lúc này, triều đình nhà Nguyễn chỉ còn là bộ máy tay sai của chế độ thực dân.

Tháng 9/1932, vua Bảo Đại từ Pháp trở về Huế. Sau thời gian dài học tập tại trời Tây, vua Bảo Đại ban hành nhiều chính sách mới. Trong đó phải kể đến việc bãi bỏ tập tục vái lạy, không để cho các quan khấu đầu quỳ tấu ở trước sân đình. Bên cạnh đóm, ông cũng cho thành lập Viện Dân Biểu để người dân trình bày những nguyện vọng lên nhà vua.

Trong 19 năm lên ngôi, vua Bảo Đại đã có nhiều cải cách tiến bộ

Song song đó, ông cũng cho cải tổ nội các bằng cho các vị thượng thư già lão về nghỉ và lập nội các mới. Tuy nhiên, mọi việc quốc gia đều nằm trong lòng bàn tay người Pháp. Chính quyền thực dân đàn áp các cuộc nổi dậy ở Yên Bái, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh,… khiến nhà vua không thể xoay sở được gì.

Tháng 3/1945, vua Bảo Đại mời những nhà trí thức có danh tiếng lúc bấy giờ để thành lập một chính phủ mới. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm mà phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, nhà vua một lần nữa “bất lực” trước thời cuộc.

3. Bảo Đại thoái vị

Cách mạng tháng Tám thành công với thắng lợi vang dội ở Hà Nội, Thừa Thiên Huế,… Chính phủ cách mạng lâm thời là gửi điện yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị. Vào ngày 30/8/1945, trước hàng vạn nhân dân tại Ngọ Môn, nhà vua đọc chiếu thoái vị: “Thà làm dân một nước độc lập, hơn làm vua một nước nô lệ”.

Năm 1945. vua Bảo Đại thoái vị

Sau đó, công dân Vĩnh Thụy được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời làm cố vấn cho Chính phủ Lâm thời mới thành lập. Năm 1946, ông tham gia phái đoàn chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh thăm Trung Quốc, nhưng không về nước mà đi Côn Minh rồi đến Hương Cảng.

Tháng 4/1949, ông về nước tham chính. Tháng 10/1956, Bảo Đại sang Pháp sống lưu vong, tự giam mình trong 10 năm tại Alsace để quên đi con đường chính trị đầy thăng trầm.

4. Gia đình

Mối tình tốn nhiều giấy mực nhất của vua Bảo Đại chính là với bà Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan – con một nhà hào phú công giáo Nam Bộ. Bà nổi tiếng thông minh, xinh đẹp và được mệnh danh “hoa hậu Đông Dương” thời bấy giờ.

Trong lễ cưới, vua Bảo Đại tuyên bố sắc phong bà là Nam Phương hoàng hậu. Đồng thời nhà vua bãi bỏ luôn cả hậu cung và cam kết “một vợ một chồng” với vợ. Ông và hoàng hậu có với nhau 5 người con gồm 3 con trai và 2 con gái.

Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương

Tuy nhiên vua Bảo Đại vốn là một vị vua đa tình, ông có thêm nhiều mối tình với hai thứ phi là bà Mộng Điệp và bà Monique Marie Eugene Baudot. Ngoài ra, ông cũng có thêm nhiều nhân tình khác như Lý Lệ Hà, Hoàng Tiểu Lan, Lê Thị Phi Ánh, Vicky, Clement.

Cuộc đời vua Bảo Đại trải qua nhiều thăng trầm cùng những giai thoại “nửa hư, nửa thực”. Dù phải thoái vị do những biến động thời cuộc nhưng không thể phủ nhận những tư tưởng tiến bộ, những nỗ lực của hoàng đế cuối cùng trong triều đại nhà Nguyễn.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *