Tóm tắt tiểu sử vua Khải Định

Vua Khải Định lên ngôi vua năm 31 tuổi trong thời kì biến động của thời Pháp thuộc. Trong thời gian trị vì ông đã có nhiều đóng góp về việc phát triển trang phục truyền thống và các công trình kiến trúc cổ. Hãy cùng tìm hiểu về tiểu sử vua Khải Định ở bài viết dưới đây.

Vua Khải Định là ai?

Vua Khải Định là con trưởng của Vua Đồng Khánh và Hòa Tần Dương Thị Thục, tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Đảo. Sinh ngày 8 tháng 10 năm 1885 tại Kinh đô Huế, sau nhiều biến động của thời kỳ Pháp thuộc ông lên ngôi vua năm 1916 đến 1925. Trong thời gian trị vì ông được xem là vị vua có lối sống xa xỉ nhưng cũng đóng góp không ít vào việc phát triển trang phục truyền thống, sau thời gian trị vì đất nước thì nhà vua mất vào năm 40 tuổi.

Vua Khải Định là vị vua thứ 2 của vương triều Nguyễn

Câu chuyện đăng quang của vua Khải Định

Vua Khải Định được xem là câu chuyện ly kỳ. Ngày 07/05/1885 Kinh đô Huế thất thủ, vua Hàm Nghi đã tháo chạy ra vùng núi Quảng Bình – Hà Tĩnh và ra biểu kêu gọi Cần Vương kháng Pháp. Lúc này người Pháp chiêu dụ vua Hàm Nghi không thành công nên đã đưa Tự Đức lên nối ngôi vua và lấy hiệu là Đồng Khánh.

Vua Đồng Khánh tại vị được ba năm từ 1885 đến 1889 thì mất khi mới được 25 tuổi. Lúc này vua Khải Định mới được 3 tuổi đang còn nhỏ nên không được lên làm vua nối ngôi cha. Vì vậy hoàng tử Bửu Lân được tôn lên làm vua và lấy hiệu là Thành Thái, vị vua này có tư tưởng chống Pháp nên đến năm 1907 cũng bị gây áp lực buộc nhà vua thoái vị.

Sau khi vua Thành Thái thoái vị thì hoàng tử Vĩnh San được lập lên làm vua lấy hiệu là Duy Tân. Cũng có tư tưởng giống như cha, năm 1916 khi mới 16 tuổi vua đã làm hai cuộc cách mạng nhưng không thành công và bị bắt đi đày cùng phụ hoàng sang châu Phi.

Lúc này người Pháp và triều đình Huế lập Phụng Hóa Công Bửu Đảo con của vua Đồng Khánh lên làm vua, hiệu xưng là Khải Định. Đây được xem là thời kỳ chịu nhiều biến động trong lịch sử.

Câu chuyện đăng quang đầy ly kỳ của nhà vua

Những cải cách của vua Khải Định

Mặc dù có nhiều câu chuyện về vua Khải Định là người ăn chơi xa xỉ nhưng cũng không thể bỏ qua được những cải cách của ông. Được học hỏi và tiếp thu nhiều kiến thức văn hóa phương Tây nên nhà vua cũng có tư tưởng cũng cởi mở hơn.

Vua Khải Định đã tự thiết kế trang phục kiểu mới và xây dựng điện Kiến Trung, cung An Đinh và cung Ứng Lăng theo phong cách kiến trúc hiện đại. Sự giao thoa văn hóa với người Pháp đã làm cho thẩm mỹ của vua có sự khác biệt.

Gia đình

Trong tiểu sử Vua Khải Định, ông có tất cả 12 người vợ nhưng có hai người được cưới hỏi theo lễ nghi là người vợ họ Trương lấy trước khi lên làm vua và bà Hồ Thị Chỉ được cưới ngay sau khi ông đăng quang.

Vua Khải Định và vợ ông là bà Hồ Thị Chỉ

Vua Khải Định mất ngày 20 tháng 9 năm Ất Sửu, tức là ngày 6 tháng 11 năm 1925 hưởng thọ 41 tuổi. Sau khi mất ông được chôn cất tại hiệu Ứng Lăng, làng Châu Chữ, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hiện nay du khách đến tham quan Huế đều đến nơi này. Khu lăng Khải Định đã để lại dấu ấn lịch sử với kiến trúc xa hoa và thời thượng nhất lúc bấy giờ với nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh. Đây cũng được xem là kiến trúc đặc trưng trong các lăng tẩm ở Huế.

Lăng mộ được đặt tại Huế, thiết kế theo phong cách của các vua chúa

Mặc dù có nhiều câu chuyện về tiểu sử vua Khải Định, tuy nhiên không thể phủ nhận được những đóng góp của ông cho nền văn hóa nước nhà. Những kiến trúc mang đậm dấu ấn thời gian vẫn còn tồn tại đến ngày nay chính là minh chứng cho việc này. Nếu có cơ hội đến Huế thì lăng vua Khải Định là nơi du khách nên ghé thăm.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *